Vụ việc đang nhận được sự quan tâm của dân tình.
Báo Phụ Nữ Mới đăng tải bài viết “Con đạt toàn 9-10 điểm nhưng không môn nào được xếp loại Tốt, phụ huynh Hà Nội b;ức xú;c: “Tại sao 10 điểm lại giống 5 điểm?”” có nội dung như sau:
Mới đây, mạng xã hội lan truyền bài đăng của một vị phụ huynh “bứ;c xú;c” về cách đánh giá của cô giáo về học lực của con. Theo chia sẻ của người mẹ này, trong 4 môn là Tiếng Việt, Toán, Tin học, Công nghệ con đều đạt điểm 9, thậm chí môn tiếng Anh con còn được 10 điểm. Dù điểm cao như vậy, nhưng không môn nào trong 5 môn liệt kê ở trên được đánh giá loại T (Tốt) mà chỉ ở mức H (hoàn thành).
Trong học bạ của em học sinh, cô giáo nhận xét thêm: “Em cần luyện đọc và viết thêm. Cần rèn thêm kỹ năng viết đoạn văn. Làm được các dạng toán cơ bản, cần tính toán cẩn thận hơn. Biết xử lí tình huống, hoàn thành nội dung các môn học”.
Dẫu vậy, phụ huynh vẫn đưa ra thắc mắc: “Như vậy có bất công không khi đánh đồng kết quả cố gắng của bé, hóa ra điểm 10 cũng chỉ giống điểm 5?”.

Ngoài ra, vị này còn tiết lộ thêm khi hỏi cô giáo về lý do tại sao lại xếp con của mình chỉ ở mức H dù điểm đạt được rất cao, thì cô giáo giải thích “lực học của con chưa tốt, chỉ ở mức trung bình khá”.
“Mình biết sức học của con mình chưa thể nói là giỏi ở tất cả các môn, nhưng mình tin rằng trong 5 môn tính điểm đó bé xứng đáng được đánh giá T ở ít nhất 1 môn chứ không thể vậy được. Gia đình mình rất quan tâm đến việc giáo dục cho con cái nhưng cũng không đặt nặng việc thành tích, tuy vậy mình vẫn mong các cô khi đánh giá kết quả cần công tâm và chính xác để các bé có động lực cố gắng cũng như được khen chê xứng đáng”, phụ huynh nêu quan điểm.
Hiện tại, bài đăng của người mẹ này đã bị xóa.
Các phụ huynh khác nói gì?
Bài đăng của phụ huynh này đã thu hút khá nhiều bình luận từ cư dân mạng. Nhiều netizen đồng tình với phụ huynh rằng điểm con của chị đạt được là khá cao, không lý gì mà xếp hạng của em chỉ ở mức Hoàn thành được. Ngược lại, cũng không ít người cho rằng việc đánh giá, nhận xét của giáo viên là dựa vào cả quá trình, chứ không chỉ dựa vào điểm thi cuối kỳ. Đó còn chưa kể đến việc đánh giá của tất cả giáo viên dạy con, chứ không chỉ riêng giáo viên chủ nhiệm nên độ xác thực sẽ cao hơn.
– Bảng đánh giá kia được 7 giáo viên đánh giá chứ không phải một mình Giáo viên chủ niệm. Hơn nữa đánh giá xếp lại là cả một quá trình chứ không phải dựa vào căn cứ vào một bài kiểm tra. Mình nghĩ mẹ không thể đánh giá thế được.
– Mỗi điểm thi không thì không quyết định được gì hết đâu mẹ ạ. Tại quá trình học mới nói lên tất cả, điểm số cao mà quá trình học không Tốt thì đương nhiên không được Tốt rồi. Động viên con cố gắng năm sau nhé.
– Thật ra mình thấy có thể quá trình con học không quá nổi bật, nhưng cuối năm con cố gắng để đạt điểm cao thì mình cũng phải công nhận. Đánh giá hoàn thành thôi thì hơi tội cho con.
– Được 9, 10 điểm mà không được xếp loại Giỏi thì cũng hơi tội cho bé thật.
– Rõ ràng bảo “gia đình không đặt nặng việc thành tích” vậy tại sao lại phải tính toán đến việc con được xếp loại Tốt hay Hoàn thành. Thật ra, mình nghĩ cái mà mẹ cần làm là tuyên dương vì con đã cố gắng đạt điểm cao, quá trình con cố gắng quý giá hơn là điểm số.
– Quy trình đánh giá đã có, các cô cũng chỉ làm theo hướng dẫn chứ không phải muốn đánh giá thế nào là đánh giá. Nếu thắc mắc thì tại sao không nói rõ với cô, chứ một tí là lại đăng đàn “bóc phốt” giáo viên.
Đánh giá học sinh tiểu học và một số phương pháp đánh giá
Theo thông tư ban hành Quy định đánh giá học sinh tiểu học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, đánh giá học sinh tiểu học là quá trình thu thập, xử lý thông tin thông qua các hoạt động quan sát, theo dõi, trao đổi, kiểm tra, nhận xét quá trình học tập, rèn luyện của học sinh; tư vấn, hướng dẫn, động viên học sinh; diễn giải thông tin định tính hoặc định lượng về kết quả học tập, rèn luyện, sự hình thành và phát triển một số phẩm chất, năng lực của học sinh tiểu học.
Mục đích đánh giá là cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, xác định được thành tích học tập, rèn luyện theo mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt của chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học và sự tiến bộ của học sinh để hướng dẫn hoạt động học tập, điều chỉnh các hoạt động dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.
Một số phương pháp đánh giá thường được sử dụng trong quá trình đánh giá học sinh gồm:
a) Phương pháp quan sát: Giáo viên theo dõi, lắng nghe học sinh trong quá trình giảng dạy trên lớp, sử dụng phiếu quan sát, bảng kiểm tra, nhật ký ghi chép lại các biểu hiện của học sinh để sử dụng làm minh chứng đánh giá quá trình học tập, rèn luyện của học sinh.
b) Phương pháp đánh giá qua hồ sơ học tập, các sản phẩm, hoạt động của học sinh: Giáo viên đưa ra các nhận xét, đánh giá về các sản phẩm, kết quả hoạt động của học sinh, từ đó đánh giá học sinh theo từng nội dung đánh giá có liên quan.
c) Phương pháp vấn đáp: Giáo viên trao đổi với học sinh thông qua việc hỏi đáp để thu thập thông tin nhằm đưa ra những nhận xét, biện pháp giúp đỡ kịp thời.
d) Phương pháp kiểm tra viết: Giáo viên sử dụng các bài kiểm tra gồm các câu hỏi, bài tập được thiết kế theo mức độ, yêu cầu cần đạt của chương trình, dưới hình thức trắc nghiệm, tự luận hoặc kết hợp trắc nghiệm và tự luận để đánh giá mức đạt được về các nội dung giáo dục cần đánh giá.
Cùng chủ đề, trang Người Đưa Tin đăng tải bài viết “Xếp loại học sinh không chỉ dừng lại ở điểm 9, 10 cuối năm học”. Cụ thể như sau:
Toàn điểm 9, 10 vẫn không xếp loại cao nhất cuối năm học
Có con năm nay lên lớp 5, tại Trường Tiểu học Trung Tự (quận Đống Đa, Hà Nội), anh Anh Quân cho biết 4 năm qua con đều không được xếp Hoàn thành Xuất sắc mặc dù điểm kiểm tra cuối kỳ có 5 điểm 10 và 2 điểm 9.
“Hầu hết các môn như Giáo dục thể chất, Âm nhạc, Mỹ thuật, Hoạt động trải nghiệm thì chỉ được đánh giá là Tốt với lời nhận xét của cô giáo “cần luyện tập thêm phần gõ đệm”, “cần chăm học hơn”. Những môn này tôi cũng không thấy có điểm kiểm tra định kỳ như các môn học chính nên cũng không rõ về cách đánh giá”, anh Quân cho hay.
Đồng thời vị phụ huynh nhận thấy rằng việc đánh giá hiện nay có phần chặt chẽ hơn trước kia, đặc biệt là chưa kể đến các phần đánh giá về phẩm chất chủ yếu, năng lực đặc thù, năng lực cốt lõi.
Tuy nhiên, theo anh Quân, vì với những môn học chính điểm số của con ổn định, nắm rõ được năng lực học tập của con nên cũng không quá yêu cầu thành tích.
Một trường hợp khác, trao đổi với Người Đưa Tin, chị Thu Hà có con học lớp 2 tại trường tiểu học trên địa bàn quận Cầu Giấy, Hà Nội cho hay: “Năm học đầu tiên con tôi không được giấy khen vì môn Mỹ thuật khi cô giáo nhận xét “cần vẽ hình to, màu tô rõ ràng cẩn thận hơn nữa” mặc dù môn Toán và Tiếng Việt đều được điểm 10 ở bài kiểm tra cuối kỳ”.
Chị Hà cũng bày tỏ khá bức xúc khi trước kia dù học sinh Giỏi, học sinh Tiên Tiến các con đều có giấy khen, tuy nhiên hiện nay chỉ có Hoàn thành Xuất sắc mới có giấy mang về.
“Thầy cô và nhà trường cũng nên có nhiều hình thức khác để ghi nhận và động viên các con, vì khi các bạn trong lớp đều có giấy khen sốt ít không có khiến các cháu cảm thấy tủi thân, mất động lực học tập”, chị Thu Hà chia sẻ.